Bưởi Da xanh là loại cây trồng dễ ăn nhưng khó tính, không phải chỗ nào cũng đặt xuống trồng được, dù có chăm sóc nhiều vẫn không phải phát triển tốt. Khi trồng nên tránh đất sét nặng, đất nhiễm phèn mặn, đất bạc màu, đất cát rời rạc, đất thấp ngập úng, đất cao “hóc” nước, đất mới lên bờ, đất có cỏ tranh, cỏ song chằn bao phủ. Nhìn chung là đất không thuận lợi thì không nên trồng bưởi Da xanh,
Cây bưởi da xanh nhỏ trong chậu đã có trái
Bởi vì trồng bưởi đâu phải ngắn ngày, phải mất năm mười năm, nếu không cho trái theo mong muốn thì nó chỉ đứng đó trông chờ diễn vọng.
Trồng bưởi chuyên hoặc trồng xen cùng một cây khác thì cũng cần trong ánh nắng 70-80%. Mùa nắng phải đậy ủ gốc, giữ ẩm, tưới nước để cây không bị hóc; thiếu nước cây không hấp thu dinh dưỡng tốt, khi nước mặn 0,3% không nên tưới lên gốc. Đất trồng phải cao hơn hoặc bằng mực nước cao nhất hàng năm so vào rằm tháng 10, rằm tháng Chạp âm lịch; đất tơi xốp, không bị phèn. Đất ít cát pha sét, pha thịt; đất bờ dừa lâu năm; đất có Trùn cư trú tức là có cả vi sinh vật tồn tại. Đất có cỏ hôi, cỏ lồng vực, cỏ đuôi chồn, rau trai mọc lấp sấp thì dễ trồng bưởi.
Vườn bưởi có hệ thống tưới, rải mụn dừa giữ ẩm, bao trái
Đề tài được nghiên cứu độ prix, tỷ lệ nẩy mầm, điện di protein, điện di DNA, đánh giá độ tróc vỏ, tróc tép, bề dày vỏ trái, sự có hạt và không hạt.
Do hạt phấn hoa bưởi Da xanh tự bất dung hợp khi thụ phấn sẽ cho ra trái bưởi không hạt hoặc ít hạt với điều kiện không có thụ phấn chéo với các cây cùng họ. Nếu không thì hạt nhiều, không còn tính đặc trưng của bưởi Da xanh. Vì thế bà con nông dân nên bao từng hoa bưởi trước khi thụ phấn, hoặc chỉ trồng chuyên bưởi Da xanh, không trồng xen cam, chanh, quýt, bưởi khác trên một vườn.
Mặt khác, nên xới gốc bón phân hữu cơ, vô cơ đan xen 3-4 lần/năm. Khoảng tháng 2-3 dương lịch, bón phân xong, bồi bùn nhưng không bồi lúc nước mặn.
Cây bưởi da xanh nhiều quả
Cây trên 3 tuổi nên bón phân hữu cơ vi sinh trộn với phân chuồng 3-4 lần/năm, mỗi lần 5-10 kg, bón riêng mỗi gốc 1 kg vôi để dễ đậu trái và ngọt.
Mỗi cây bón từ 0,8-2,0 kg ure, 1,5-3,5 kg lân; 0,6-1,5 kg clorua kali chia 3-4 lần/năm.
Vì bưởi mang trái thường xuyên trên cây nên có thể sau thu hoạch rộ bón: 25% đạm, 25% lân; thấy khi trái ít cần thúc ra hoa bón: 25% đạm, 50% lân, 30% clorua kali; khi đậu trái bón 50% đạm, 25% lân, 50% clorua kali; trước thu hoạch bón 20% clorua kali còn lại.
Khi nhìn thấy cây bưởi cành nhánh sum suê, lá xanh tốt mượt mà nhưng không trái thì phải giảm lượng đạm, tăng clorua kali để cây ra hoa.
Chú ý cây bưởi nhánh trồng nghiên, lúc nhỏ khi mọc tượt non có thể cắt bỏ cành cũ (già), để tượt non mọc lên khoảng 0,5-0,7 m cắt ngọn để thân mọc các chồi mới, sau đó dùng dây nhựa kéo đọt uốn ra “tứ diện”. Cây bưởi sẽ phát triển cho trái đồng đều, cao khoảng 2-2,5 m dễ dàng chăm sóc và thu hoạch.
Hiện nay, người trồng bưởi đã phải “đau đầu” vì sâu đục trái, chúng gây thiệt hại lớn cho nhà vườn. Đây là mối nguy khi chúng ta trồng bưởi Da xanh. Trong sắp đến xem như trồng bưởi Da xanh phải “sống chung” cùng sâu đục trái bưởi, phải bao từng trái từ nhỏ là biện pháp hữu hiệu nhất. Phải thường xuyên hái, lượm các trái bị sâu đục cho vào lu chứa nước vôi để diệt sâu. Gần đây, sâu đục trái bưởi có giảm, bà con thấy vậy không bao trái, vô tình chúng ta giúp để sâu đẻ trứng, hóa nhộng và có cơ hội tái xuất trở lại.
Tóm lại, phải đầu tư công sức, thường xuyên chăm sóc, xới gốc, bón phân, tỉa cành tạo tán, bao trái mới đạt kết quả cao./.Đỗ Văn Công Sở NN và PTNT Bến Tre
Cung cấp cây giống bưởi da xanh ruột hồng giao hàng cả nước
Thế Giới Cây Giống . since 1993
-- 20 năm tuyển chọ giống cây trồng --
Địa chỉ : Ấp 14 , xã Long Trung , huyện Cai Lậy , tỉnh Tiền Giang
0906194819 Hòa ( phụ trách toàn quốc )
Chi nhánh Miền Đông : Ấp 3 , xã Trừ Văn Thố , huyện Bến Cát , tỉnh Bình Dương
0988868620 Nhẫn ( phụ trách Đông Nam Bộ)
http://caygiongbuoi.blogspot.com/
Bởi vì trồng bưởi đâu phải ngắn ngày, phải mất năm mười năm, nếu không cho trái theo mong muốn thì nó chỉ đứng đó trông chờ diễn vọng.
Trồng bưởi chuyên hoặc trồng xen cùng một cây khác thì cũng cần trong ánh nắng 70-80%. Mùa nắng phải đậy ủ gốc, giữ ẩm, tưới nước để cây không bị hóc; thiếu nước cây không hấp thu dinh dưỡng tốt, khi nước mặn 0,3% không nên tưới lên gốc. Đất trồng phải cao hơn hoặc bằng mực nước cao nhất hàng năm so vào rằm tháng 10, rằm tháng Chạp âm lịch; đất tơi xốp, không bị phèn. Đất ít cát pha sét, pha thịt; đất bờ dừa lâu năm; đất có Trùn cư trú tức là có cả vi sinh vật tồn tại. Đất có cỏ hôi, cỏ lồng vực, cỏ đuôi chồn, rau trai mọc lấp sấp thì dễ trồng bưởi.
Vườn bưởi có hệ thống tưới, rải mụn dừa giữ ẩm, bao trái
Đề tài được nghiên cứu độ prix, tỷ lệ nẩy mầm, điện di protein, điện di DNA, đánh giá độ tróc vỏ, tróc tép, bề dày vỏ trái, sự có hạt và không hạt.
Do hạt phấn hoa bưởi Da xanh tự bất dung hợp khi thụ phấn sẽ cho ra trái bưởi không hạt hoặc ít hạt với điều kiện không có thụ phấn chéo với các cây cùng họ. Nếu không thì hạt nhiều, không còn tính đặc trưng của bưởi Da xanh. Vì thế bà con nông dân nên bao từng hoa bưởi trước khi thụ phấn, hoặc chỉ trồng chuyên bưởi Da xanh, không trồng xen cam, chanh, quýt, bưởi khác trên một vườn.
Mặt khác, nên xới gốc bón phân hữu cơ, vô cơ đan xen 3-4 lần/năm. Khoảng tháng 2-3 dương lịch, bón phân xong, bồi bùn nhưng không bồi lúc nước mặn.
Cây trên 3 tuổi nên bón phân hữu cơ vi sinh trộn với phân chuồng 3-4 lần/năm, mỗi lần 5-10 kg, bón riêng mỗi gốc 1 kg vôi để dễ đậu trái và ngọt.
Mỗi cây bón từ 0,8-2,0 kg ure, 1,5-3,5 kg lân; 0,6-1,5 kg clorua kali chia 3-4 lần/năm.
Vì bưởi mang trái thường xuyên trên cây nên có thể sau thu hoạch rộ bón: 25% đạm, 25% lân; thấy khi trái ít cần thúc ra hoa bón: 25% đạm, 50% lân, 30% clorua kali; khi đậu trái bón 50% đạm, 25% lân, 50% clorua kali; trước thu hoạch bón 20% clorua kali còn lại.
Khi nhìn thấy cây bưởi cành nhánh sum suê, lá xanh tốt mượt mà nhưng không trái thì phải giảm lượng đạm, tăng clorua kali để cây ra hoa.
Chú ý cây bưởi nhánh trồng nghiên, lúc nhỏ khi mọc tượt non có thể cắt bỏ cành cũ (già), để tượt non mọc lên khoảng 0,5-0,7 m cắt ngọn để thân mọc các chồi mới, sau đó dùng dây nhựa kéo đọt uốn ra “tứ diện”. Cây bưởi sẽ phát triển cho trái đồng đều, cao khoảng 2-2,5 m dễ dàng chăm sóc và thu hoạch.
Hiện nay, người trồng bưởi đã phải “đau đầu” vì sâu đục trái, chúng gây thiệt hại lớn cho nhà vườn. Đây là mối nguy khi chúng ta trồng bưởi Da xanh. Trong sắp đến xem như trồng bưởi Da xanh phải “sống chung” cùng sâu đục trái bưởi, phải bao từng trái từ nhỏ là biện pháp hữu hiệu nhất. Phải thường xuyên hái, lượm các trái bị sâu đục cho vào lu chứa nước vôi để diệt sâu. Gần đây, sâu đục trái bưởi có giảm, bà con thấy vậy không bao trái, vô tình chúng ta giúp để sâu đẻ trứng, hóa nhộng và có cơ hội tái xuất trở lại.
Tóm lại, phải đầu tư công sức, thường xuyên chăm sóc, xới gốc, bón phân, tỉa cành tạo tán, bao trái mới đạt kết quả cao./.Đỗ Văn Công Sở NN và PTNT Bến Tre
Cung cấp cây giống bưởi da xanh ruột hồng giao hàng cả nước
Thế Giới Cây Giống . since 1993
-- 20 năm tuyển chọ giống cây trồng --
Địa chỉ : Ấp 14 , xã Long Trung , huyện Cai Lậy , tỉnh Tiền Giang
0906194819 Hòa ( phụ trách toàn quốc )
Chi nhánh Miền Đông : Ấp 3 , xã Trừ Văn Thố , huyện Bến Cát , tỉnh Bình Dương
0988868620 Nhẫn ( phụ trách Đông Nam Bộ)
http://caygiongbuoi.blogspot.com/
No comments:
Post a Comment