Giống nhãn tím này xuất hiện tại khu vườn trái cây của nông dân Trần Văn Huy (còn gọi Bảy Huy), một nhà vườn chính hiệu. Điều kì lạ là nhãn tím này còn có khả năng kháng được bệnh "chổi rồng", một loại bệnh rất nguy hiểm cho cây nhãn hiện nay như nhãn da bò, nhãn xuồng.
Hòa cùng dòng người từ khắp các tỉnh như TP.HCM, Bến Tre, Tiền Giang, Cần Thơ… đổ xô về cù lao Phong Nẫm, xã Phong Nẫm, huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng để tìm mua giống nhãn tím kỳ lạ.
I Giống nhãn tím "hút" khách nhờ màu sắc độc đáo
Sở hữu được giống nhãn có trái màu tím kì lạ, ông Bảy Huy đã tạo nên một cơn sốt về giống này ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và các tỉnh phía Nam. Không chỉ khách trong nước mà rất nhiều người tiêu dùng ở nước ngoài cũng bắt đầu chú ý đến loại quả có một không hai này.
Ông cho biết, việc ông phát hiện ra giống nhãn tím này rất tình cờ, giống như là trời ban cho vậy. Cách đây mười năm, trong một lần đi thăm nom vườn nhãn, ông Bảy Huy phát hiện một cây nhãn trong vườn có một nhành nhỏ, lá của nó màu tím và thân nhánh cũng có màu tím lạ thường.
Lúc này, ông vẫn không nghĩ từ nhánh nhãn tím này lại có thể cho ông một giống nhãn mới. Ông Bảy Huy chăm sóc nó bình thường như cây khác và chờ đợi ngày đơm hoa kết trái. Khi đến mùa, lạ thay từ nhánh nhãn đó lại cho ra những chùm hoa màu tím, khác hẳn với những màu hoa trắng vàng thường thấy. Càng ngạc nhiên hơn khi từ chùm hoa đó cho ra độ 20 trái nhãn màu tím rất đẹp mắt.
Ông Trần Văn Huy coi việc tìm ra giống nhãn tím quý chẳng khác nào được trời ban
Riêng về cây nhãn tím, ông Huy cho biết phát triển rất tốt và có khả năng kháng bệnh cao. Dân trồng nhãn rất sợ gốc nhãn của mình bị một thứ bệnh gọi là "chổi rồng". Đây là một bệnh rất nguy hại, khiến phần lá ở ngọn của cây nhãn xoăn lại,, biến dạng và không phát triển được. Hiện vẫn chưa có thuốc đặc trị loại bệnh này. Vườn nhãn nào bị mắc bệnh mà không kịp thời xử lý sẽ lây lan rất nhanh. Điều đó đồng nghĩa với việc phải đốn bỏ cả vườn.
Tuy nhiên, ông Bảy Huy cho biết điều kì lạ là giống nhãn tím này có khả năng kháng được bệnh chổi rồng. Những cây nhãn trồng quanh cây nhãn tím bị bệnh nhưng cây nhãn tím vẫn bình yên vô sự. Đây là một tin vui cho bà con nông nhân chuyên canh tác cây nhãn, bởi giống nhãn mới này vừa có giá trị kinh tế cao lại vừa đỡ phải tốn công trong khâu chăm sóc, phòng chống sâu bệnh.
Từ khi những gốc nhãn tím của ông Bảy Huy cho trái đến nay, đều đặn mỗi vụ ông thu hoạch được vài chục kg. Ông Bảy Huy chỉ bán ra thị trường khoảng 10kg với giá 50.000 đồng/1 kg, số ít còn lại dành biếu cho một số nhà hàng xóm, hay khách trong và ngoài nước đến tham quan. Những người lái buôn đến năn nỉ xin mua ông cũng đều lắc đầu từ chối. Đến nay, những gốc nhãn xung quanh nhà ông vẫn phát triển rất tốt và cho trái đều đặn mỗi vụ, hứa hẹn một tương lai phát triển cho giống nhãn tím.
Hột nhãn thường khi bổ đôi có màu trắng đục thì phần lõi bên trong của hột nhãn tím cũng có màu tím. Đó chính là chỗ giống nhãn độc nhất t hấp dẫn người mua. Người dân ở cù lao Phong Nẫm đều biết tới giống nhãn này nhưng không phải ai cũng có cơ hội sở hữu nó", ông Huy chia sẻ.
Màu tím đặc biệt của nhãn đã thu hút sự tò mò của dư luận
II Sẽ đăng ký nhãn hiệu độc quyền giống nhãn tím
Giống nhãn tím chỉ thực sự được biết đến rộng rãi gần đây vào giữa năm 2012, khi ông Bảy Huy đồng ý đưa ra mắt tại "Ngày hội sông nước miệt vườn huyện Kế Sách" và "Lễ hội trái cây ngon" ở Chợ Lách (Bến Tre). Tiếng tăm của loại quả này ngày càng lan rộng và giá được đẩy lên cao không thể ngờ. Ông Huy cho biết, một người thân quen đã nài nỉ với ông để mua 6 kg để mang tới "Lễ hội trái cây ngon" ở Bến Tre, ông đồng ý bán với giá 50/000 đồng/1 kg. Nhưng tại lễ hội, giá của trái nhãn tím được tính 2.000 đồng/1 trái.
Sau khi trái nhãn tím được đưa đến những cuộc triển lãm, chủ vườn ở khắp các tỉnh thành trong cả nước và người nước ngoài đều tìm đến ông Bảy Huy để xin đặt mua giống nhãn hiếm này. Chị Phạm Thị Oanh, một thương lái trái cây ở Tiền Giang, cũng là khách hàng của ông Huy cho biết: "Giống nhãn nào tôi cũng biết và từng ăn qua, nhưng giống nhãn tím thì quả là lần đầu tôi nghe thấy. Ngoài chất lượng đảm bảo thì màu tím của vỏ nhãn là điểm thu hút người tiêu dùng".
Hiện nhiều người muốn nhân giống nhãn tím để trồng nhưng việc này là vô cùng khó. Anh Phạm Công Hậu, huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng cho biết: "Tôi từng xin hột giống nhãn tím về để trồng thử nhưng chẳng có kết quả gì. Lúc đầu, hạt cũng nảy mầm nhưng mọc được vài lá rồi lại chết".
Phương pháp nhân giống nhãn chỉ có thể là chiết nhánh rồi mang đi trồng và giống nhãn tím cũng không ngoại lệ. Hiện nay, giống nhãn tím của ông Bảy Huy đã được một chủ vườn chuyên cung cấp cây giống ký hợp đồng thu mua độc quyền. Hợp đồng có thời hạn trong 2 năm, số lượng bao nhiêu cũng được lấy hết với giá 1 triệu đồng một nhánh. Đây là con số kỉ lục về giá của một cây giống từ trước đến nay.
Hiện, ông Huy đã chiết từ những thân cây đã trồng từ trước được 220 nhánh giống. Chỉ chờ thêm hai tuần nữa là giống nhãn tím đầu tiên sẽ xuất vườn, đến với nhà nông. Như vậy là với 220 nhánh nhãn đang được nuôi, ông Bảy Huy có cơ hội thu về hàng trăm triệu đồng cho đợt xuất giống đầu tiên.
Hơn nữa, giống nhãn tím này không chỉ có giá trị trong nước mà còn có khả năng xuất khẩu ra nước ngoài".
Ông Phạm Minh Cảnh, Phó Chủ tịch UBND xã Phong Nẫm, cho biết: "Hiện địa phương đang phối hợp với Phòng Nông nghiệp của huyện Kế Sách giúp ông Bảy Huy đăng ký nhãn hiệu độc quyền cho giống nhãn độc đáo này".
Hiện tại, ngoài ông Trần Văn Huy là người đầu tiên sở hữu giống nhãn tím còn có anh Dương Thanh Điền, ngụ cùng xã Phong Nẫm, là em vợ của ông Huy. Được biết ông Huy có chiết cho anh Điền một nhánh nhãn tím từ 5 năm về trước. Hiện anh Điền cũng nhân rộng giống nhãn tím trồng cạnh nhà và mới làm hợp đồng cung cấp giống độc quyền cho một cơ sở chuyên về cây giống ở Sóc Trăng.
Cũng theo thạc sĩ Vũ Bá Quan thì qua tìm hiểu ban đầu, giống nhãn đặc biệt trên xuất phát từ giống nhãn lồng. Quá trình sinh trưởng, phát triển và chất lượng của trái giống như bao cây nhãn lồng thường khác. Điểm ấn tượng, gây sốt của loại nhãn này chính là màu tím đẹp mắt bên ngoài.
|
Hiện tại, ông Huy có 6 gốc nhãn tím 5-10 năm tuổi và 4 gốc nhãn mới trồng được 2 năm. Ông Huy cho biết: “Nếu chiết cây theo kiểu xả tàn (chiết toàn bộ nhánh), với 6 gốc nhãn lớn, sẽ được khoảng 200 nhánh nhãn giống trong đợt đầu. Thời gian từ lúc bầu, chiết đến lúc cành ra rễ, cắt xuống trồng mất hơn 30 ngày”.
Nhãn tím là một sản phẩm đột biến gene do nông dân Trần Văn Huy (ấp Phong Thạnh, xã Phong Nẫm, huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng), phát hiện rồi chiết cành, nhân giống cách đây hơn 10 năm.
Ông Huy cho biết, cách đây 10 năm, một cây nhãn long trong vườn nhà ông tự dưng đâm ra 1 nhánh lạ, lá có màu tim tím, trái thì màu tím sậm. Nhiều người đi ngang thấy lạ nên hái ăn.
Sợ mất giống, ông Huy chiết cành, đem trồng thử. Kết quả, cây phát triển bình thường như những cây nhãn khác trong vườn, trừ việc cây cho quả nhãn màu tím.
Theo ông Huy, việc trồng giống nhãn mới này cũng không quá khó, một năm cây cho thu hoạch 2 vụ vào tháng 6 và Tết Nguyên đán.
Một lần, ông Huy đem giống nhãn tím đến triển lãm ở Hội chợ nông nghiệp tỉnh Sóc Trăng, một số khách ở Bến Tre, Tiền Giang… đến tham quan và tỏ ra rất thích loại nhãn này.
Theo ông Huỳnh Hoàng Nhu- Trưởng Trạm Khuyến nông – Khuyến ngư huyện Kế Sách (Sóc Trăng), so với nhãn long, nhãn tím trái to hơn, cơm dày và có mùi thơm hơn.
Cách chăm sóc nhãn tím y như nhãn long nhưng nhãn tím cho trái rất say, một chùm từ 20-50 trái. Giá nhãn tím hiện cao gấp 5 – 6 lần so với nhãn long.
III Mua giống nhãn tím ở đâubán giống nhãn tím 2,9triệu đ/cây 0988868620
No comments:
Post a Comment